Blog

  • Giáo chức – dứt cháo – các sự kiện chính trong đời đi học của mình.

    Đọc một cái link share trên facebook của một người quen, một bài blog host bởi "dâmtrí.com", đọc mà thấy buồn cười, đêm lại không ngủ được…

    http://dantri.com.vn/c702/s702-649817/luong-giao-vien-mot-cach-nhin-khac.htm

    Lương giáo viên – Một cách nhìn khác!
    (Dân trí) – Nếu đặt một câu hỏi: Lương giáo viên cao hay thấp? Chắc chắn sẽ nhận được nhiều và rất nhiều câu trả lời: Thấp! Đó là một sự thật không thể bàn cãi và cũng là sự bức xúc của toàn xã hội. Nhưng nếu như có một cách tính khác…

    (Minh họa: Hồng Anh)

    Có thể nói, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn hiểu, thông cảm với những khó khăn về kinh tế của các thày cô giáo. Gần đây nhất, ngày 4/10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Quyết định quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Đây là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh của nền kinh tế nước ta hiện nay.

    Tại buổi làm việc xung quanh vấn đề này với Chủ tịch Hội giáo chức Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ: “Mặc dù đất nước ta còn nghèo, ngân sách nhà nước hiện còn rất khó khăn, những vấn đề này phải được xem xét một cách thấu đáo, đảm bảo sự công bằng hợp lý. Thể hiện sự công nhận công lao đối với các nhà giáo đã nghỉ hưu và có tác dụng động viên khích lệ đối với các nhà giáo đang làm việc”.

    Thế nhưng có ý kiến lại cho rằng nếu so với thời lượng lao động thực tế, lương giáo viên hiện nay không thấp. Cụ thể hơn, mỗi năm giáo viên đều được hưởng 100% lương từ 12 tháng nhưng thực tế, các thày cô giáo làm việc bao nhiêu ngày/năm? Đây cũng là câu hỏi rất đáng để suy ngẫm bởi sự cân bằng giữa công sức và hưởng thụ chính là sự công bằng xã hội.

    Để trả lời câu hỏi này, xin đưa ra một phép tính sơ lược.

    Theo qui định hiện hành, mỗi một năm các thày cô giáo được nghỉ hè 3 tháng bằng 91 ngày cộng với các qui định chung như 12 ngày nghỉ phép, 10 ngày nghỉ tết, lễ… Trong số 9 tháng học, mỗi tháng học sinh nghỉ 8 ngày thứ 7 và chủ nhật (8 x 9 = 72 ngày).

    Như vậy chỉ tính sơ bộ, mỗi năm các thày cô nghỉ khoảng 185 ngày (91 + 12 + 10 + 72). Tuy nhiên, con số này còn thấp hơn rất nhiều so với thực tế bởi hàng loạt những ngày nghỉ và các qui định cụ thể khác. Ví dụ như thực tế, học sinh Hà Nội được nghỉ tết âm lịch năm 2012 là 11 ngày (từ 19/1 – 29/1). Thậm chí, có trường tổ chức đại hội công đoàn cũng cho các em nghỉ học.

    Tóm lại trong một năm có 365 ngày, nếu tính thời gian trực tiếp đứng lớp của các thày cô giáo có lẽ không quá 160 ngày/năm và nếu qui thời gian theo Luật lao động 8 giờ/ngày, con số này còn thấp hơn nữa.

    Sẽ có ý kiến cho rằng thời gian nghỉ hè không phải là để chơi mà các thày còn phải có thời gian nâng cao nghiệp vụ, giao lưu học hỏi hay tổng kết năm học, giáo viên còn phải dành thời gian soạn giáo án vân vân và vân vân. Với các lý do này, có lẽ hầu hết các ngành nghề đều phải làm việc đó. Vấn đề là họ làm vào lúc nào thôi. Ví dụ ngành y tế chẳng hạn, các y bác sĩ vẫn phải làm việc đủ 12 tháng/năm và 8 tiếng/ngày.

    Nói gì thì nói, giáo viên cũng là người lao động, chịu sự chi phối và điều tiết của Luật lao động. Vì vậy, trong 12 tháng mà làm việc có 160 ngày (trung bình khoảng 13,3 ngày/tháng) là quá ít.

    Từ những phép tính trên, có thể nhận thấy hai điều. Thứ nhất, nếu cân đối giữa thời gian lao động thực tế so với thu nhập, giáo viên có lẽ không phải thấp như quan niệm hiện nay.

    Thứ hai, thời gian các em học sinh theo học tại trường quá ít. Phải chăng đây chính là nguyên nhân khiến chương trình luôn bị đánh giá là nặng và môi trường thuận lợi cho việc dạy thêm, học thêm.

    Trên tinh thần cầu thị, chúng tôi rất mong nhận được sự phản hồi của các bạn dù đồng tình hay phản đối.

    Bùi Hoàng Tám

    Bỗng dưng nửa đêm tôi nhớ nhiều thứ. Tôi nhớ cô giáo dạy lớp 2. Cô già, rất già, một trong số rất ít những giáo viên già hơn nhiều mẹ tôi (mẹ có tôi khi đã tam tuần vả lại càng đi học thì dĩ nhiên tôi phải càng già đầu). Cô có một cây thước gỗ to, dày, một lần quất là phải 3-4 cây quất xong về thì tay này bóp tay kia dù cả 2 tay đều đau. Cô luôn bắt "con trai phải đọc to nói lớn", sau này nghĩ lại có khi vì cô bị nặng tai không chừng. Lớp của cô thì học cũng rất giỏi, nhưng cô nghiêm khắc và khó tính thôi rồi, đánh chửi học sinh thẳng tay, cũng may hồi đó bé quá chẳng ai biết gì. Trong mắt cô thì việc dạy học là trên hết, nhiều lần cô lầm bầm chửi mấy giáo viên các môn phụ bóc học sinh ra khỏi lớp cô để luyện ca, luyện hát. Tôi nhớ nghe thấy lầm bầm chửi ông thầy dự giờ trên quận vì báo tiết này mà đến tiết khác, cũng may lúc đó bé quá không hiểu gì. Học với cô cả lớp khép nép rúm ró để đến khi học xong chúng tôi bung thả toàn bộ cái hồn nhiên vô tư của mình vào sân chơi nhỏ bé của trường, hoặc mảnh sân bé nhỏ của nhà cô nằm sau lưng một khách sạn to. Cô không bao giờ can dự vào việc chơi của chúng tôi, nếu có thì chỉ khi ở lớp học thêm ở nhà cô, lúc đó cô như một người bà trông cả đàn cháu.

    Năm đó chúng tôi học rất giỏi và chơi cũng rất vui, phát huy cực độ cả hai thái cực chơi và học. Lần đầu tiên trong đời đi học tôi được hạng nhì toàn lớp (sau 1 đứa con gái nên tôi thường tự cho mình là đứng đầu số con trai) Và tới giờ tôi vẫn nhớ. Nếu bây giờ nhìn lại cô không phải là một mẫu hình của "người thầy" lý tưởng, cũng là một con người bình thường với quan niệm, suy nghĩ mục đích riêng dù nhiều khi các quan niệm, suy nghĩ, mục đích đó không thật sự lý tưởng. Cô là một con người bình thường với bao hỉ nộ ái ô, nhiễm ô, bất tịnh, nhưng là một con người tận tâm với nghề. Và tôi vẫn nhớ về cô.

    Người thứ hai tôi nhớ là giáo viên lớp 4. Cô không nghiêm như giáo viên lớp hai, tôi ngồi ở một tổ hiếu động và tôi cũng a dua theo. Lần đó một học sinh lưu bang nhiều năm ngồi kế tôi được điểm bài kiểm tra cao hơn tôi, chả hiểu khùng khùng thế nào tôi nói chắc tại cậu kia đưa tiền cho cô nên mới điểm cao. Nghĩ lại thì chắc lúc đó tôi nổi hứng muốn áp dụng kiểu câu người lớn hay xài để nói ra chứ tôi chả hề có cái ý gì giống với nghĩa của câu đó cả. Bọn kia thì hồn nhiên rì rầm một hồi cô xuống truy ra. Tôi bị mời phụ huynh lên phạt vạ, mẹ hỏi tại sao lại nói như thế tôi cũng chả biết trả lời thế nào, mà đúng là không biết thật. Như bây giờ thì tôi thừa sức đổ vạ là tại 'trẻ con hồ đồ bắt chước người lớn chứ không hiểu gì cả. Còn ngày xưa mặt tôi cứ đần đụt ra, hại mẹ phải bao phen vất vả chạy đi xin lỗi.

    Người tiếp theo là cô giáo lớp 5, năm đó lại dính vào một sự vụ khác. Tôi với thằng bạn lang thang vào nhà kho chứa đồ lạc xoong của trường. Cái kho mốc meo cũ kỹ không ai thèm khóa, chúng tôi lẻn vào khám phá vùng đất lạ ấy, mang về nhà một số hộp đất sét đã xài dở nhưng còn vài cục nguyên. Một số cuốn sách thiên văn vũ trụ gì đấy mà tôi hay tò mò, cũng như có di chuyển một ít đồ đạc trong đó. Đùng một phát ít ngày sau cái bà cô hay bỏ đồ trong phòng đó báo bả bị mất đồ. Tin tức đồn qua lớp tôi, và cái hội con gái được cô cưng nhất nhanh chóng chỉ ra một con nhỏ cuối giờ hay về trễ có vào cái phòng đó, con nhỏ chỉ tiếp qua thằng bạn tôi, thằng nhỏ bị tra khảo khóc như mưa ngâu chả khai được gì nhưng rồi một ngày, hai ngày nó vẫn tiếp tục bị khảo, tới ngày thứ 5 thứ 6 gì đó thì khai ra tới tôi. Mặc dù lúc đó tôi cũng sợ dữ lắm nhưng chả biết ở đâu trong người tự tin là thành khẩn sẽ được khoan hồng nên tôi lên khai thật, xin trả lại mấy cuốn sách, còn đất sét thì tôi xài hết rồi, nhưng không dám nói là xài hết chỉ đem trả lại sách thôi ai thấy thiếu thì tự phát hiện.
    Mẹ tôi lại bị mời lên mời xuống, sau này nhớ lại những gì hồi đó nghe loáng thoáng thì nếu xâu chuỗi sự việc lại hình như người ta chụp cho mấy đứa tôi một cơ số các vụ mất trộm khác nữa trong trường. Hình như có mấy cuốn sổ sách tập vở gì đó quan trọng chưa kịp trình lên quận với mấy số tiền gì đó nữa, nhưng do không có chứng cớ cụ thể tất cả các vụ nên rồi từ từ cũng được tha. Tới giờ nghĩ lại vẫn thấy đáng lẽ mình không thể nặng tội như vậy. Nhà kho chứa đồ mốc meo cửa không khóa cứ như đồ vô chủ, lúc đó tôi chỉ nghĩ đồ không ai xài mình mượn ít bữa rồi thì không thấy ai truy cứu gì nên tôi đã làm mất mấy cục đất sét. Tội chỉ có nhiêu đó.

    Mốc đáng kể tiếp theo là cô chủ nhiệm lớp 6 – lẽ ra thì thầy cô chủ nhiệm nào tôi cũng nhớ cả, chưa đến mức quên nhưng chỉ điểm lại những người đặc biệt thì cô là cô giáo đầu tiên đánh dấu chuyển cấp từ tiểu học lên Trung học nên tôi nhớ. Năm lớp 6 tôi học cũng không tệ, đây là năm cuối cùng trong chuỗi các năm học sinh giỏi lên tiếp của tôi.

    Một người nữa tôi cũng nhớ đặc biệt năm lớp 6 là cô giáo dạy sinh học. Cũng thuộc top hiếm các cô giáo già hơn mẹ tôi. Lúc gặp nhau số năm cô đi dạy gấp đôi tuổi đời chúng tôi. Cô đến trường bằng một chiếc xe đạp cà tàng hết cỡ, tàng hơn cả xe đạp của học sinh. Cô dạy hay, dễ hiểu lại vui nữa. Cô là người đầu tiên trả bài miệng tôi, cái bài học đó chỉ đọc đúng có 2 lần, 1 lần lúc cô thông báo kiểm tra và 1 lần lúc đang cầm tập đi lên. Lên bảng tôi nhớ mang máng rồi nói lại ý chính chứ chẳng nhớ câu chữ. Tự nhiên bị bắt đọc lại lần nữa tôi tưởng die tới nơi rồi, ai dè cuối cùng cô đính chính cho tôi là "dùng từ thu hút chứ không có dùng từ "dụ" nha anh hai" rồi cho 8-9 điểm gì đấy về chỗ. Cả lớp cười rần, còn tôi mừng xém chết mặc dù vẫn không nhớ là tôi đọc từ dụ lúc nào và từ thu hút nằm ở đâu. Nhẹ nhàng thế thôi nhưng tới giờ tôi vẫn nhớ, tôi nhớ dáng người nhỏ bé của cô trên chiếc xe đạp cũng bé nhỏ cũ nhèm từ ngoài cổng chạy vào trường và quẹo thẳng vào khu để xe giáo viên thường toàn xe máy. Tôi nhớ niềm vui khi đọc học môn sinh học do cô dạy dù bây giờ nghĩ lại thì chương trình sinh học của lớp 6 chán thấy bà.

    Giáo viên tôi nhớ tiếp theo là cô giáo dạy anh văn lớp 8 và lớp 9. Lúc lớp 8 buổi sáng học tin học chiều học chính khóa nên đám con trai mang cơm theo ăn tại trường, trong buổi trưa và tranh thủ đá banh suốt mấy tiếng đồng hồ liền. Đến khi vào buổi chiều thì đứa nào đứa nấy như mới dưới sông chui lên, ướt như con chuột, mùi mồ hôi phả ra phì phì nhưng đứa nào cũng vui nên có biết chi mùi. Cô thì lại không chịu được cảnh học sinh ướt từ đầu tới mông như vậy nên có lần cô chụp cổ từng đứa nào áo ướt gửi lên giám thị, tôi là đứa cuối cùng tưởng thoát ai dè bị kêu kiểm tra miệng. Đi lên bảng cô vừa thấy cái áo một phát là chuyển hướng lên thẳng bàn giám thị. Thôi thì trốn được kiểm tra mà gặp giám thị thì cũng coi như vớt vát. Lên tới nơi giám thị cũng chả biết phạt vạ gì đành mắng một trận rồi bắt đứng đến khi khô áo thì về, được một kỷ niệm đáng nhớ.
    Sang tới năm lớp 9 lại là bị kêu lên trả bài miệng. Tôi trình cho cô một cuốn tập ghi bài khổ to như cuốn sách, không có kẻ ô ly gì cả. Năm đó công đoàn cơ quan mẹ phát cho công đoàn viên toàn tập này, nghe đâu là ở Hà Nội năm đó công đoàn cơ quan người ta không cấp tiền để trong này tự mua mà cấp thẳng vật phẩm luôn nên tập tôi dị hợm nhất lớp. Lại thêm tính tôi hà tiện, chữ ghi nhỏ rí ri để tiết kiệm tập nên chắc tôi tưởng gia cảnh khó khăn không có tập đàng hoàng đi học phải xài nhính nhính cuốn tập bèo nhèo. Hôm sau cô lại kêu tôi lên trả bài, đang chửi thầm là đời này số con rệp thì sau khi trả bài xong cô kẹp vào tập tôi một số tiền, hình như đâu đó khoảng 80k hay sao đó và một bộ đồ học sinh, kêu tôi về mua tập khác mà xài. Tôi đơ như cây cơ không nói được tiếng nào.
    Tôi muốn nói với cô lắm là "nhà em còn nhiều tập tốt từ mấy năm trước em để dành, đồ đi học em cũng có 3-4 bộ thay ra thay vào, không cần đâu cô" nhưng mà chỉ líu nhíu được mấy chữ "không cần đâu cô", cô làm mặt dữ bắt tôi cầm lấy tôi đành tâm trạng lẫn lộn mà đi xuống, bạn bè nhìn tôi trầm trồ ngạc nhiên còn cô thì nghiêm nghị bắt đầu bài mới và không bao giờ nói gì về việc đó nữa. Nghe theo mẹ tôi lấy tập tốt bao lại làm tập môn cô, nhưng một vế nữa mẹ dặn là ráng học tốt để không phụ lòng cô thì tôi không làm được. Môn anh văn của cô tôi vẫn điểm cao vì vốn nào giờ tôi học anh văn từ lớp 1 rồi chứ thực chất tôi không giỏi giang gì cả. Kết quả cả năm lớp 9 của tôi là một thảm họa. Đến bây giờ tôi vẫn mong có dịp được gặp lại cô giáo anh văn năm xưa, để nói với cô là em đã phụ lòng cô rồi, em không xứng đáng với những món quà đó đâu cô ơi.
    Theo luật nhân quả thì có những điều phúc lành bạn không mong chờ hay là chưa cần đến nhưng do nghiệp duyên đã gieo tạo từ lúc não nao nên nó vẫn đến. Dù không hề mong đợi nhưng những cử chỉ ân cần của cô giáo anh văn và cô chủ nhiệm lớp 9 (sẽ kể sau vì post đã quá dài) làm tôi nhớ mãi. Góc nhìn của tôi với người giáo viên thay đổi từ cái nể sợ của thời tiểu học, dần dần đến sự yêu mến nể trọng thời cấp 2.

  • Một phen hú vía.

    Hôm nay thức dậy bỗng nhiên thấy đau bụng kinh dị. Đặc biệt là chỗ đau rõ ràng nằm bên phía phải và nó cứ đau liên tục quặn quẹo oằn oại đủ tư thế vẫn cứ đau. Năm nhăn nhó một hồi xong chuyển qua ngồi rên rỉ mẹ thấy sợ bị viêm ruột thừa nên đưa đi khám. Đi tới bệnh viện quận 3 sau khi nằm xuống chọt chọt ấn ấn một hồi thiệt nhanh anh Bác sĩ tầm trạc 30 ở phòng cấp cứu phán ngay: đau bên phải thì phải siêu âm ngay, nhưng mà hôm nay chủ nhật nên bên siêu âm giờ nó… "máy bị hư rồi" chắc gia đình đưa "bé" (lại là bé) đi bệnh viện khác đi chứ ở đây không dám giữ.

    Qua bệnh viện quận 1, thêm được màn đo nhiệt độ, chị bác sĩ (xinh ơi là xinh) bảo là quận 3 hay quận 1 cũng như nhau chủ nhật bác sĩ siêu âm đâu có đi làm, bây giờ quay lại quận 3 xin họ chuyển viện lên tuyến trên để có gì mổ xẻ được hưởng bảo hiểm y tế. Chạy về quận 3 bác sĩ lại bảo hôm nay chủ nhật làm gì có ai làm thủ tục chuyển viện, cứ đi lên bệnh viện Bình Dân là xài bảo hiểm y tế luôn.

    Vào đến bệnh viện Bình Dân, vô phòng cấp cứu nằm một lúc có bác sĩ tới khám. Thành khẩn khai báo xong xuôi được cặp nhiệt độ. Cặp nhiệt độ xong xuôi lại nằm một lúc rồi lim dim thiếp đi khi nào không hay mãi đến khi bị kêu dậy đi siêu âm thì lạ thay mở mắt ra thấy nó hết đau. Vô phòng siêu âm (lần đầu tiên trong đời) xong thì cầm một sấp giấy ra ngoài có cô hộ lý đứng tuổi đi tới đón dẫn vô phòng hồi sức cấp cứu, được phát cho bộ đồ và lọ lấy mẫu nước tiểu sau đó tự giác ra để lọ đúng nơi hướng dẫn và lên giường nằm.

    Nằm một lúc thì bỗng nó hơi hơi đau trở lại, lúc đó có một chị điều dưỡng tới "lấy máu xét nghiệm nha". Ừ thì lấy, không sao, dẫu gì mình cũng có tiền sự đi hiến máu. Nhưng mà kiểu lấy máu này lại là chọt kim vào mu bàn tay sau đó rút ra để lại một cái ống bằng nhựa rồi rút máu ra từ cái ống nhựa đó, nó cứ ẹo qua ẹo lại trong tay thốn thôi rồi. Chưa kể máu nó chảy không nhiều nên muốn đầy xi lanh phải rút rút, rút một hồi cái ống nó chuồi ra ngoài, chị ấy liền nhét nó thẳng tay vào, thấy nguyên một trời đầy sao. Và bây giờ thì vừa đau bụng lẫn đau tay.

    Sau khi nhét xong ống thì được truyền nước biển, ngồi ngắm chai nước biển đó truyền hoài buồn ngủ quá mà cũng tới giờ trưa rồi nên làm một giấc khí thế đến 2h chiều thì thức dậy lại thấy nó hết đau. Thế là mình bỗng dưng thành bệnh nhân khỏe nhất phòng hồi sức cấp cứu, hết nằm rồi ngồi dậy rồi lại nằm rồi lại ngồi chong ngóc ngắm nhân tình thế thái, trong khi ai vô đó cũng nằm mọp hết cả, có mỗi một anh/chú khỏe thứ nhì là do chú đó nằm suốt 3-4 ngày rồi tới hôm nay mới đỡ thành thử ra có mỗi mình ta chóc nga chóc ngóc coi kỳ dễ sợ.

    Đến chiều có hai bạn thực tập sinh của ĐH Y Phạm Ngọc Thạch vô đó trực, hai bản đi theo cặp, đứng sát bên nhau chứ không phải đứng 2 bên giường như bác sĩ, áo blouse tráng lại có cầu vai xanh. Khám xong không về bàn ngồi mà lại lấy sổ tay ra ghi ghi chép chép, nhìn phát biết ngay là sinh viên Y đi thực tập. Hai bản tới chỗ mình, cũng hỏi han, và xin mượn khám thử (khám mà còn thử với lại xin với mượn, đúng là sinh viên thực tập, hehe). Thấy thẻ đeo ghi trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, khóa 2007-2013 mình hỏi han làm quen thử – đằng nào cũng chẳng có việc gì để làm, mà 2 bản lại là nữ >:). Xã giao được vài câu thì mấy bản nói "thôi bạn nghỉ ngơi nha" rồi đi mất.

    Điệp khúc nằm chán chê lại bắt đầu thì có một vị bác sĩ đứng tuổi tới khám, giọng nói trầm ấm, truyền cảm, người phát ra một cái hào quang hiền từ – chỉ hỏi mấy câu mà thấy người nhẹ nhõm hẳn (mặc dù lúc này mình cũng có đau yếu gì nữa đâu). Bác sĩ khám xong mình gọi điện hú mẹ vào xin cho về, ngồi mãi đây chiếm giường chiếm chiếu của người ta, trong khi nhiều bác cao tuổi phải nằm băng ca. Mà muốn xin đổi giường lấy băng ca cũng không được vì bác sĩ thì không rảnh mà thủ tục thì gắng với số giường hay sao đó (đại khái là mình tự nghĩ ra lý do vì sau khi nhờ bạn thực tập sinh cao cao hỏi giúp không thấy kết quả).

    Mẹ vào nguýt mình một phát vì tội "sao co ngồi ngay đó không dám xin lỡ bác sĩ la mẹ thì sao" nhưng may sao vị bác sĩ ấy cũng hiền, còn tếu lâm đùa "Sốt ruột thì cứ về. Chị về! Nó ở lại mai về" Buồn ơi là sầu 🙁 🙁 🙁

    Cũng may sau đó có một anh bác sĩ trạc 30 tuổi quay lại phòng. Anh này vào phòng với phong thái rất là "superstar" mặt ngời ngời tự tin, người phủ phát một cái aura của genius. Nghe ngóng tám chuyện thì hình như tối hôm trước anh ấy vừa phẫu thuật một ca ghép dương vật bị đứt lìa – quá xá khủng. Sau khi khám xong anh ấy (xưng anh với mình luôn) nói "giờ anh cho lên trại nhá, lên đó ăn uống cho lại sức rồi theo dõi tiếp". Mình xin về thì anh ấy cũng hẹn "để mai đi". Buồn được hơn nửa tiếng thì anh ấy quay lại nói "thôi giờ anh cho về luôn, cũng không có gì liên quan cần cấp cứu mà mai chắc người ta cũng cho về thôi. Về theo dõi có đau lại là quay lại liền nhá". Mình dạ một phát khí thế. Anh ấy đi mấy bước thì ngoáy lại "Giờ chờ anh làm thủ tục, có gì mai quay lại khám ở khoa niệu nhá". Mừng ơi là mừng!!

    Ngồi chờ làm thủ tục trong bụng thì vui nhưng mà nôn nao kinh. Mấy bệnh nhân mình bắt chuyện được thì chuyển đi mỗ hoặc đi ra trai hết trơn. Hai bạn thực tập sinh cũng về mất (mình lại quên để ý tên mới đau chứ), bác sĩ thì tỏa đi khám. Chẳng còn mấy nhân tình thế thái để nhìn, chán kinh! Cũng may là chờ không lâu lắm, ra khỏi phòng nhẹ nhõm kinh khủng. Ra ngoài mẹ nói mình bị quở vì hụt ngày ăn chay, mẹ xin sám hối từ khi mới đưa vào phòng cấp cứu nên nó mới đỡ, về nhà mẹ còn đốt nhang nữa xin thêm lần nữa – bây giờ thì gì mình cũng tin hết. He he – Một phen hú vía.

  • Tuy gần mà xa

    chôm từ facebook của một anh trong cơ quan:

    Tuy gần mà xa
    Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
    “Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải hét thật to vào mặt nhau ?”
    Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời:
    “Bởi vì người ta mất bình tĩnh, mất tự chủ!”

    Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:
    “Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa
    phải đủ nghe ?”
    Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng.

    Sau cùng ông bảo:
    “Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to.
    Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”

    Ngưng một chút, ngài lại hỏi:
    “Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”
    Rồi ngài lại tiếp tục:
    “Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì ..”

    Ngài kết luân:
    “Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !”

  • Thay mới bộ đồ lòng của máy bàn.

    Sau hơn 4 năm kiên trì phục vụ thì có vẻ như hoặc em main abit an-m2 hoặc em amd athlon X2 4400+ đã ra đi không lời từ giã. Mọi nỗ lực cấp cứu đều vô hiệu nên mình chẩn đoán phải thay cả main + ram + cpu.

    Kết quả là combo Gigabyte: GA-B75M-D3H cùng CPU Intel Core i5 3550 được tậu về chung với 2 cây Ram King Max DDR3 1333 4GB.
    Tổng hao tổn thì Main chiếm đâu đó tầm 1tr7, CPU hơn 4tr còn 2 cây ram là hơn 500k mỗi cây

  • To make gnome dash recognize icon of skype and eclipse in gentoo

    When skype and/or eclipse-3.7.1 start from command line, they appear with ugly icon on the dash. The problem seem to relate to those *.desktop file in /usr/share/applications.

    My dirty fix is to modify skype-skype.desktop: rename it to skype.desktop with the following content:

    [Desktop Entry]
    Name=skype
    Type=Application
    Comment=An P2P Internet Telephony (VoiceIP) client
    Exec=skype
    TryExec=skype
    Icon=skype
    Categories=Network;InstantMessaging;Telephony;

    and do the same for eclipse.desktop:

    [Desktop Entry]
    Name=Eclipse
    Type=Application
    Comment=Eclipse SDK
    Exec=eclipse-3.7
    TryExec=eclipse-3.7
    #Icon=/usr/lib64/eclipse-3.7/icon.xpm
    Icon=eclipse
    Categories=Development;

  • skypte mute rhythmbox

    Got this problem on gentoo, very annoying for skype tagged each and every of its notifications as a "phone". Below is a workaround:

    http://forums.fedoraforum.org/archiv…/t-235456.html
    Hello, last night I installed fedora 12 , and as I expected I had the rhythmbox + skype problem , every time something was making sound on skype , the rhythmbox was muted and paused.
    On the file:

    /etc/pulse/default.pa

    as root I commented that line :

    load-module module-cork-music-on-phone —>

    # load-module module-cork-music-on-phone

    and I killed ( killall pulseaudio )

    When it started again , everything were working fine ! Hope it helps other people. Special thanks to the advice of Bl…F…

  • Tâm lý học sư phạm đại học.

    Chỉ là một chuyên đề của một lớp chuyên đề. Nhưng có nhiều cái thấm thía để học. Học những cái liên quan trực tiếp đến công việc mình đã chọn làm bao giờ cũng thú vị, thậm chí là hơn cả học chuyên môn.

  • Lần đầu gặp cảnh sát giao thông:

    Lần đầu nói chuyện với cảnh sát giao thông:
    2 cảnh sát giao thông đang đứng làm việc ở gốc cây gần ngã 4. Mình tông xe lên lề, tấp thẳng vô gốc cây dừng lại và móc điện thoại ra nhắn tin. Công anh tới hỏi:
    Công an: "Anh đứng đây làm gì?"
    Trường An: "à, em chờ bạn"
    công an: "Bạn ở đâu?"
    Trường An: "Em cũng chả nhớ nó ở đâu nhưng mà nó hẹn ở đây!"
    công an: "Ở đây là sao?"
    Trường An: "Là ở ngả 4 này nè"
    công an: "Anh làm cái gì?"
    Trường An: "Giờ em gọi điện cho nó ra"
    công An: "Tui hỏi anh làm công việc gì"
    Trường An: "Dạ, hả, em đó hả?"
    Trường An: "Em làm giảng viên"
    công an: "Cái gì :O ??"
    công an: "giảng viên trường nào"
    Trường An: "Đai học Công nghệ thông tin"
    công an: "Đại học ??"
    Trường An: "dạ ờ"
    công an: "sinh năm mấy mà giảng viên"
    Trường An: "à… ờ… 89 :D"
    (Cười rất là hồn nhiên và thánh thiện luôn)
    công an: "89 mà giảng viên?"
    Trường An: "dạ… ờ… giảng viên tập sự"

    Anh công an bèn quay về với anh công an kia 2 phút sau 2 ảnh lên moto vọt mất

  • mMFCa. My mom fried chicken ass.

    mMFCa. My mom fried chicken ass.
    Many people don't eat chicken ass. They think it's dirty. It's said that if you eat chicken ass you will become a dumb-ass. Therefore many restaurant don't serve chicken ass, they cut the asses off every chickens stuff those in the fridge for dumping later. A neighbor of mom's worked in a restaurant. Every once in a while, she took home a lot of chicken ass more than her family can eat. She is more than willing to share those asses to other but not many neighbors were willing to take it. And so, a great deal of asses end up in my house. Not everyone in my house is fond of ass eating but to buy an equal amount of meat is costly, especially with my family financial situation at that period of time. And so, those asses sure came in handy, they were an kindness that we appreciate very much. But to cook them is not easy, mom had clean each and every one piece of them, every spit and span. They are asses after all, you know. She then soak them in a special mixture of spice and stuff to suppress the smell enhance the taste and hot fried them. That special treat cost her roughly two hours to prepare. No one was there to help, I was just a boy, didn't like and didn't know cooking.

    When that meal was ready she always found some reason to refuse them. It could be either "today is my vegetarian day", "That fat ass is not good for old people's health", or just simply: "I don't like chicken ass".

    this story happened quite a long time ago, 10 years or more I cannot remember.